Thursday, November 28, 2013
Wednesday, November 27, 2013
Tự đốt đuốc mà đi - thaidn
Lượn lờ net tìm được bài khá hay.
Ráng đọc hết
Nguồn: internet
(Mượn lời tựa một bài viết của anh Giáp Văn Dương)
Trong một bài viết trên blog này tôi có nói hối tiếc lớn thứ nhì trong "sự nghiệp" học tập của tôi là đã không tốt nghiệp đại học và hối tiếc lớn nhất là tôi đã không nghỉ hẳn việc học đại học. Hôm nay tôi muốn nói một chút về suy nghĩ này, nhân dịp đọc bài đã dẫn của anh Dương cũng như bài của một bạn sinh viên về việc mất định hướng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần.
Tôi học đại học rất tệ. Thời gian đến trường đến lớp của tôi rất ít. Chủ yếu tôi chỉ học khi còn một vài ngày nữa là thi. Tôi thường hay nói là vì tôi bận đi làm, nhưng thật ra nếu cố gắng, tôi nghĩ tôi cũng sẽ có thể vừa học vừa làm. Chủ yếu vì tôi làm biếng. Kết quả là sau hơn 5 năm ngoài việc nợ một vài môn chuyên ngành, tôi còn nợ một môn cần thiết để làm luận văn. Tôi quyết định nghỉ, chứ không đi học lại những môn đó nữa.
Tôi chọn học ngành công nghệ thông tin vì tôi cảm thấy tôi thích ngành này. Đây cũng là một ngành thời thượng lúc bấy giờ. Ở thời điểm bắt đầu học đại học thì mục tiêu của tôi rất rõ ràng: tốt nghiệp đại học rồi đi làm kỹ sư an toàn thông tin. Điều buồn cười là lúc đó tôi không biết làm an toàn thông tin là làm gì. Tôi nghĩ đây cũng là tình trạng chung của nhiều bạn bè của tôi. Đa số chúng tôi chọn ngành học vì một sở thích mơ hồ, rồi cố theo đuổi mà dần dà trở thành một sở thích thật sự, hoặc là vỡ mộng rồi lụi tàn.
Trong suốt quá trình học đại học, những gì trường đại học cung cấp cho tôi cũ kỹ và có vẻ như rất thiếu thực tế so với những gì mà tôi thấy trong quá trình làm việc bên ngoài. Làm sao mà tôi thích đi học khi mà những hệ thống mà tôi xây dựng và quản trị ở công ty đang sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất lúc bấy giờ, trong khi trường lại dạy những kiến thức tưởng chừng như chẳng ăn nhập vào đâu.
Bây giờ nhìn lại thì tôi thấy nội dung và cách dạy của từng môn học thì đúng là lạc hậu, nhưng toàn bộ giáo trình đại học mà tôi học vẫn cung cấp được một cái sườn kiến thức rất cần thiết cho một kỹ sư công nghệ thông tin. Dựa trên cái sườn này, nếu biết cách tự học thì cũng sẽ thu được một lượng kiến thức đáng kể. Nhưng lúc là sinh viên, thiếu cái nhìn toàn cảnh, thiếu kinh nghiệm, tôi không có cách nào hiểu được như vậy.
Tôi chẳng đổ thừa trường mà tôi học hay các thầy cô. Tôi có nguyên tắc: cái gì tôi làm không được là lỗi của tôi! Cũng có nhiều bạn học như tôi và vẫn học tốt. Dẫu vậy tôi nghĩ điều mà tôi không hài lòng, để rồi dẫn tới việc chán học, là đại học đã không như tôi kỳ vọng. Tôi nghĩ đây cũng không phải là suy nghĩ của cá nhân tôi. Nhiều bạn sinh viên mới vào đại học cũng thường đặt ra những kỳ vọng cao đẹp về đại học.
Bây giờ nhìn lại thì tôi thấy mình ngây thơ quá. Đó là lỗi của tôi. Thử hỏi xem thời nay có ai điên khùng đi kỳ vọng vào chất lượng của một đơn vị do nhà nước quản lý? Có bao giờ bạn đi làm giấy tờ, đi khám bệnh viên công, hay đơn giản như là chạy xe ngoài đường v.v. mà bạn cảm thấy mình được phục vụ một cách chu đáo, hay là đường xá chất lượng tốt, thông thoáng, an toàn đúng như bạn mong muốn?
Các trường đại học, kể cả trường được xem là tốt như trường mà tôi đã học, thật sự chẳng có bất kỳ động lực gì để đáp ứng kỳ vọng của sinh viên cả (nhìn rộng ra thì không chỉ trường đại học mà cả thể chế xã hội hiện tại ở Việt Nam chẳng có bất kỳ động lực gì để mà đáp ứng kỳ vọng của mỗi cá nhân cả, nhưng chuyện này nói sau). Thậm chí nói không ngoa, các trường cũng không có động lực để nâng cao chất lượng giảng dạy. Người muốn làm sinh viên thì nhiều, mà trường đại học thì ít, thành ra cầu bao giờ cũng nhiều hơn cung. Nếu trường có tiếng một chút, thì khỏi phải lo đầu vào. Sinh viên vào trường rồi thì ít khi chuyển đi chỗ khác. Bọn sinh viên cũng toàn lũ ngây dại, có dạy dở thì chúng cũng chỉ có hai cách: bỏ học hoặc cắn răng mà học cho xong, cấm có phàn nàn.
Trường được xem là tốt chủ yếu là do hai lý do: sinh viên đầu vào tốt và những nỗ lực cá nhân của một số thầy cô. Vai trò của người thầy cực kỳ quan trọng. Thầy tốt sẽ làm thay đổi khoa, khoa tốt làm thay đổi cả trường. Làm thế nào để có thầy giỏi? Lương bổng là một vấn đề lớn, một con voi trong phòng của giáo dục Việt Nam, thành ra chỉ còn có thể kỳ vọng vào những người thật sự yêu thích việc dạy học và có kiến thức ở mức chuyên gia về lĩnh vực mà họ muốn dạy. Nhưng tiếc thay tôi nghĩ những người như vậy chỉ là thiểu số.
Phần đông giảng viên đại học mà tôi được học rơi vào hai nhóm. Nhóm những thầy cô đã lớn tuổi và họ dạy đi dạy lại một hai môn trong suốt nhiều năm liền mà không có bất kỳ cải tiến gì về giáo trình. Rất ít người là chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực mà họ giảng dạy và xem tiểu sử của họ thì không có ai đã hoặc đang làm việc gì khác ngoài việc giảng dạy. Nhóm thứ hai là sinh viên mới ra trường, được giữ lại trường rồi đi dạy. Những người này có thật sự thích việc dạy học hay không đã là một dấu hỏi lớn (vì đa số ở lại trường vì muốn đi du học), nhưng rõ ràng trình độ của họ không đủ để dạy đại học, mặc dù có thể họ năng động hơn nhóm thứ nhất.
Như vậy chỉ còn hi vọng vào sinh viên đầu vào, nghĩa là sinh viên phải dựa vào chính mình. Phải tự đốt đuốc mà đi.
Xã hội chỉ phát triển khi mà những người đi trước vẫn trồng cây mặc dù họ biết là họ sẽ không bao giờ được hưởng bóng mát của chúng. Hãy nhìn vào xã hội của chúng ta và hãy hiểu rằng chuyện đó là cổ tích, ít nhất là trong những năm hiện tại. Có phải đã có ông nghị sĩ từng tuyên bố: cứ mượn nợ, con cháu sẽ trả! Khi chúng ta hiểu được rằng chẳng thể kỳ vọng gì vào nhà trường và xã hội thì việc tự mình phải vươn lên, phải tự cứu lấy mình, phải tự bảo vệ mình sẽ trở thành chuyện hiển nhiên, không cần phải suy nghĩ.
Phải dậy, phải đốt đuốt, phải đi thôi. Ngay bây giờ! Người ta đã đi xa và đang đi nhanh lắm rồi.
--
Đuốt thì đốt rồi, nhưng... đi đường nào bây giờ? Bài dài rồi, mai nói tiếp :-).
Ráng đọc hết
Nguồn: internet
(Mượn lời tựa một bài viết của anh Giáp Văn Dương)
Trong một bài viết trên blog này tôi có nói hối tiếc lớn thứ nhì trong "sự nghiệp" học tập của tôi là đã không tốt nghiệp đại học và hối tiếc lớn nhất là tôi đã không nghỉ hẳn việc học đại học. Hôm nay tôi muốn nói một chút về suy nghĩ này, nhân dịp đọc bài đã dẫn của anh Dương cũng như bài của một bạn sinh viên về việc mất định hướng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần.
Tôi học đại học rất tệ. Thời gian đến trường đến lớp của tôi rất ít. Chủ yếu tôi chỉ học khi còn một vài ngày nữa là thi. Tôi thường hay nói là vì tôi bận đi làm, nhưng thật ra nếu cố gắng, tôi nghĩ tôi cũng sẽ có thể vừa học vừa làm. Chủ yếu vì tôi làm biếng. Kết quả là sau hơn 5 năm ngoài việc nợ một vài môn chuyên ngành, tôi còn nợ một môn cần thiết để làm luận văn. Tôi quyết định nghỉ, chứ không đi học lại những môn đó nữa.
Tôi chọn học ngành công nghệ thông tin vì tôi cảm thấy tôi thích ngành này. Đây cũng là một ngành thời thượng lúc bấy giờ. Ở thời điểm bắt đầu học đại học thì mục tiêu của tôi rất rõ ràng: tốt nghiệp đại học rồi đi làm kỹ sư an toàn thông tin. Điều buồn cười là lúc đó tôi không biết làm an toàn thông tin là làm gì. Tôi nghĩ đây cũng là tình trạng chung của nhiều bạn bè của tôi. Đa số chúng tôi chọn ngành học vì một sở thích mơ hồ, rồi cố theo đuổi mà dần dà trở thành một sở thích thật sự, hoặc là vỡ mộng rồi lụi tàn.
Trong suốt quá trình học đại học, những gì trường đại học cung cấp cho tôi cũ kỹ và có vẻ như rất thiếu thực tế so với những gì mà tôi thấy trong quá trình làm việc bên ngoài. Làm sao mà tôi thích đi học khi mà những hệ thống mà tôi xây dựng và quản trị ở công ty đang sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất lúc bấy giờ, trong khi trường lại dạy những kiến thức tưởng chừng như chẳng ăn nhập vào đâu.
Bây giờ nhìn lại thì tôi thấy nội dung và cách dạy của từng môn học thì đúng là lạc hậu, nhưng toàn bộ giáo trình đại học mà tôi học vẫn cung cấp được một cái sườn kiến thức rất cần thiết cho một kỹ sư công nghệ thông tin. Dựa trên cái sườn này, nếu biết cách tự học thì cũng sẽ thu được một lượng kiến thức đáng kể. Nhưng lúc là sinh viên, thiếu cái nhìn toàn cảnh, thiếu kinh nghiệm, tôi không có cách nào hiểu được như vậy.
Tôi chẳng đổ thừa trường mà tôi học hay các thầy cô. Tôi có nguyên tắc: cái gì tôi làm không được là lỗi của tôi! Cũng có nhiều bạn học như tôi và vẫn học tốt. Dẫu vậy tôi nghĩ điều mà tôi không hài lòng, để rồi dẫn tới việc chán học, là đại học đã không như tôi kỳ vọng. Tôi nghĩ đây cũng không phải là suy nghĩ của cá nhân tôi. Nhiều bạn sinh viên mới vào đại học cũng thường đặt ra những kỳ vọng cao đẹp về đại học.
Bây giờ nhìn lại thì tôi thấy mình ngây thơ quá. Đó là lỗi của tôi. Thử hỏi xem thời nay có ai điên khùng đi kỳ vọng vào chất lượng của một đơn vị do nhà nước quản lý? Có bao giờ bạn đi làm giấy tờ, đi khám bệnh viên công, hay đơn giản như là chạy xe ngoài đường v.v. mà bạn cảm thấy mình được phục vụ một cách chu đáo, hay là đường xá chất lượng tốt, thông thoáng, an toàn đúng như bạn mong muốn?
Các trường đại học, kể cả trường được xem là tốt như trường mà tôi đã học, thật sự chẳng có bất kỳ động lực gì để đáp ứng kỳ vọng của sinh viên cả (nhìn rộng ra thì không chỉ trường đại học mà cả thể chế xã hội hiện tại ở Việt Nam chẳng có bất kỳ động lực gì để mà đáp ứng kỳ vọng của mỗi cá nhân cả, nhưng chuyện này nói sau). Thậm chí nói không ngoa, các trường cũng không có động lực để nâng cao chất lượng giảng dạy. Người muốn làm sinh viên thì nhiều, mà trường đại học thì ít, thành ra cầu bao giờ cũng nhiều hơn cung. Nếu trường có tiếng một chút, thì khỏi phải lo đầu vào. Sinh viên vào trường rồi thì ít khi chuyển đi chỗ khác. Bọn sinh viên cũng toàn lũ ngây dại, có dạy dở thì chúng cũng chỉ có hai cách: bỏ học hoặc cắn răng mà học cho xong, cấm có phàn nàn.
Trường được xem là tốt chủ yếu là do hai lý do: sinh viên đầu vào tốt và những nỗ lực cá nhân của một số thầy cô. Vai trò của người thầy cực kỳ quan trọng. Thầy tốt sẽ làm thay đổi khoa, khoa tốt làm thay đổi cả trường. Làm thế nào để có thầy giỏi? Lương bổng là một vấn đề lớn, một con voi trong phòng của giáo dục Việt Nam, thành ra chỉ còn có thể kỳ vọng vào những người thật sự yêu thích việc dạy học và có kiến thức ở mức chuyên gia về lĩnh vực mà họ muốn dạy. Nhưng tiếc thay tôi nghĩ những người như vậy chỉ là thiểu số.
Phần đông giảng viên đại học mà tôi được học rơi vào hai nhóm. Nhóm những thầy cô đã lớn tuổi và họ dạy đi dạy lại một hai môn trong suốt nhiều năm liền mà không có bất kỳ cải tiến gì về giáo trình. Rất ít người là chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực mà họ giảng dạy và xem tiểu sử của họ thì không có ai đã hoặc đang làm việc gì khác ngoài việc giảng dạy. Nhóm thứ hai là sinh viên mới ra trường, được giữ lại trường rồi đi dạy. Những người này có thật sự thích việc dạy học hay không đã là một dấu hỏi lớn (vì đa số ở lại trường vì muốn đi du học), nhưng rõ ràng trình độ của họ không đủ để dạy đại học, mặc dù có thể họ năng động hơn nhóm thứ nhất.
Như vậy chỉ còn hi vọng vào sinh viên đầu vào, nghĩa là sinh viên phải dựa vào chính mình. Phải tự đốt đuốc mà đi.
Xã hội chỉ phát triển khi mà những người đi trước vẫn trồng cây mặc dù họ biết là họ sẽ không bao giờ được hưởng bóng mát của chúng. Hãy nhìn vào xã hội của chúng ta và hãy hiểu rằng chuyện đó là cổ tích, ít nhất là trong những năm hiện tại. Có phải đã có ông nghị sĩ từng tuyên bố: cứ mượn nợ, con cháu sẽ trả! Khi chúng ta hiểu được rằng chẳng thể kỳ vọng gì vào nhà trường và xã hội thì việc tự mình phải vươn lên, phải tự cứu lấy mình, phải tự bảo vệ mình sẽ trở thành chuyện hiển nhiên, không cần phải suy nghĩ.
Phải dậy, phải đốt đuốt, phải đi thôi. Ngay bây giờ! Người ta đã đi xa và đang đi nhanh lắm rồi.
--
Đuốt thì đốt rồi, nhưng... đi đường nào bây giờ? Bài dài rồi, mai nói tiếp :-).
Wednesday, November 20, 2013
8 bí quyết lấy lại sự tự tin
Tự tin không phải là đặc tính bẩm sinh của con nguời. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc đối mặt với người khác và hoàn thành tốt những công việc mà bạn đảm nhận.
1. Không nên lảng tránh cái nhìn của người khác
Rất nhiều lần, khi người nào đó hướng ánh mắt về phía bạn, bạn sẽ lập tức nhìn xuống hoặc quay đầu đi nơi khác. Hãy thôi đừng lảng tránh cái nhìn của người khác nữa! Người ta giao tiếp với nhau đâu chỉ bằng lời nói, cảm xúc của cả bạn và người đối thoại đều rất quan trọng. Tất nhiên đừng làm điều gì quá quắt và cũng đừng tìm mọi cách nhìn chòng chọc vào mặt người nói chuyện với mình.
2. Biến nỗi sợ thành hành động
Bạn thường tỏ ra hoảng loạn khi rơi vào tình huống mới. Đừng tiêu phí toàn bộ năng lượng và suy nghĩ của mình vào việc che giấu nỗi sợ hãi. Trái lại, hãy biến nó thành hành động: hãy trò chuyện, chủ động giao tiếp với những người khác…
3. Thiết lập quan hệ
Rất có thể, đối với bạn việc bắt chuyện với một người không quen biết hoặc thậm chí cả với người hàng xóm của mình cũng là điều hết sức khó khăn. Hãy tự nhủ rằng tất cả mọi người đều bồn chồn lo lắng khi phải tiếp cận những người lạ. Hãy buộc mình phải chủ động thiết lập mối quan hệ, thay vì liên tục lẩn tránh nó. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn và dễ dàng tìm được phương thức tốt nhất để nuôi dưỡng mối quan hệ này.
4. Lao mình xuống nước
Đừng ngại khám phá những môi trường mới và gặt hái những trải nghiệm mới. Dần dần, bạn sẽ có được khả năng nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới.
5. Tôi là người tuyệt vời nhất
Hãy nhắc đi nhắc lại "Tôi có thể làm được điều này!" hoặc "Tôi là người tuyệt vời nhất!". Những suy nghĩ tích cực như vậy thường mang lại kết quả tốt với rất ít rủi ro.
6. Mạnh dạn khẳng định mình
Tất nhiên, nói thật to chưa hẳn là một biểu hiện của cảm giác tự tin, nhưng điều này sẽ giúp khẳng định lại niềm tin của bạn. Thế chẳng tốt hơn là bạn cứ lí nhí trong mồm và lấy tay che miệng sao? Nhớ nhìn thẳng vào mắt người đối thoại với bạn.
7. Đừng chọn những mục tiêu không thực tế
Sự thiếu tự tin bắt nguồn từ cảm giác thường xuyên thất bại? Vậy thì đừng chọn cho mình hoặc chấp nhận những mục tiêu không khả thi!
Một trong những bí quyết then chốt của lòng tự tin chính là chủ nghĩa thực tế: Bạn cần biết rõ các khả năng cũng như những hạn chế của chính mình. Hãy chia nhỏ mục tiêu thành những giai đoạn chuyển tiếp nhỏ. Thành công trong những bước này sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu cuối cùng, với điều kiện là nó nằm trong khuôn khổ của sự hợp lý.
8. Hoàn thiện mình
Bao giờ cũng vậy, để hạn chế thất bại, bạn phải biết rõ các lỗi lầm của mình. Hãy phân tích chính xác nguyên nhân gây ra những sai lầm trong quá khứ, cả trong sự nghiệp cũng trong đời sống riêng tư.
Và để tránh lặp lại những chuyện không hay, bạn chỉ có một cách là hoàn thiện mình!
Sunday, November 10, 2013
10 QUY TẮC GIÚP ĐỌC NHANH.
- Quy tắc 1: Đọc không lùi lại. Dù bài về khoa học kỹ thuật khó đến đâu cũng chỉ đọc một lần. Không được chuyển động mắt trở lại. Chỉ khi đã đọc xong và suy nghĩ về những điều đã đọc, mới có thể đọc lại bài nếu như thật cần thiết.
- Quy tắc 2: Đọc và hiểu thông tin theo khối thuật toán tích hợp. Phải thường xuyên nhớ nội dung của từng khối. Trong quá trình đọc, hãy tìm cách trả lời những câu hỏi tiêu chuẩn đề ra cho mỗi khối của thuật toán.
- Quy tắc 3: Đọc không phát thành tiếng. Đọc mà phát âm là kẻ thù của việc đọc nhanh. Hãy thực hiện các bài tập và gõ nhịp để nhịn phát âm. Khi thấy tốc độ đọc bị giảm cần phải luyện lại.
- Quy tắc 4: Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. Khi đọc, mắt di chuyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, theo dòng tưởng tượng đi từ giữa trang giấy. Hãy tập phát triển thói quen nhìn ngoại vi. Hãy đọc báo có cột hẹp, rồi đọc sách, sơ bộ vạch đường ở giữa trang bằng bút chì. Phấn đấu đọc một trang chỉ trong 10 – 15 giây, cố hiểu được nội dung chung. Tuỳ mức độ thành thục trong việc di chuyển mắt mà chuyển sang đọc hiểu cả trang sách chỉ trong 30 giây.
- Quy tắc 5: Tập trung tư tưởng thật cao độ khi đọc. Tập trung là chất xúc tác của quá trình đọc. Đọc nhanh lại càng đòi hỏi tập trung trí não với cường độ cao hơn để tư duy và nắm bắt vấn đề nhanh hơn.
- Quy tắc 6: Hiểu những điều đã đọc trong quá trình đọc. Khi đọc cần làm rõ các từ khoá, các điểm tựa suy lý, tức là các điểm tựa để hiểu bài và nhận thức vấn đề. Nhớ rằng khi đọc là quá trình tìm kiếm và xử lý ý tưởng và ý nghĩa.
- Quy tắc 7: Áp dụng các cách nhớ chủ yếu trong khi đọc. Mục đích của việc đọc để nhớ. Nhớ cái gì tuỳ theo mục đích đọc cần thiết của mình và chỉ nên nhớ những gì hiểu được. Không cần nhớ từng câu, từng chữ nhưng phải nhớ ý tưởng và ý đồ của tác giả cuốn sách.
- Quy tắc 8: Đọc với tốc độ biến đổi. Biết đọc với các tốc độ khác nhau cũng rất quan trọng. Có chỗ chỉ cần đọc lướt qua, song có trang thì nên đọc chậm lại để hiểu được thực chất vấn đề. Hãy biết chọn cách đọc cần thiết, đúng lúc và đúng chỗ.
- Quy tắc 9: Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc.
- Quy tắc 10: Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70 trang sách.
Nguồn: petalia
Thursday, October 31, 2013
Sách tiếng anh "THẦN KỲ"
Tiêu đề có vẻ hầm hố nhỉ :D
Xem, tải về và thực hiện.
Chúc bạn thành công.
Xem, tải về và thực hiện.
Chúc bạn thành công.
Link tải sách:
https://mega.nz/#!FNAkSQIY!TNCtzmIwWKv7ViKDwJzOe3YRiuNNhzQEglsNj-0sxyM
Bạn cảm nhận gì về cuộc sống hiện tại?
Bạn đang cảm thấy như thế nào?
Rất vui? Buồn? Bình thường? Chẳng có gì đặc biệt? Mệt mỏi?
Những câu hỏi dưới đây kiểm tra mức độ
hạnh phúc của bạn. Ghi cảm xúc vào bên phải câu hỏi và xem mình được bao
nhiêu cảm xúc tích cực nhé:
- Trạng thái tinh thần bạn thường mang
- Mỗi ngày bạn mỉm cười nhiều hơn hay cau mặt nhiều hơn?
- Bạn có cảm thấy thờ ơ với cuộc sống này, không có gì hấp dẫn, tác động đến bạn hay khiến bạn thấy vui vẻ?
- Mức độ tự tin của bản thân bạn
- Bạn có thoải mái khi xuất hiện nơi đông người?
- Dễ nổi cáu là đặc điểm tính cách nổi bật của bạn?
- Cảm xúc của bạn với công việc/ ngành nghề đang học hiện tại
- Mối quan hệ với những người xung quanh
- Bạn có đang gặp vấn đề gì không? Và có thể vượt qua khó khăn đó?
- Lạc quan hay bi quan? Bạn có tin vào câu “Thay đổi thái độ, thay đổi cuộc đời”?

Những câu hỏi khá đơn giản phải không.
Vậy mà ít ai ngờ được có nhiều người bị trầm cảm, tự kỷ và suýt tự tử vì
một trong những cảm xúc tiêu cực đó.
Kiểm soát cảm xúc, cân bằng cuộc sống là
những gì bạn cần làm trong lúc này, nếu bạn thấy mọi thứ quá tồi tệ.
Hãy nhớ rằng trên đời không ai hoàn hảo cả, và nếu lỡ có làm sai điều
gì, hoặc cuộc sống có nhiều thứ khiến bạn không hài lòng, hãy học cách
sống chung với chúng, và cải thiện chúng.
Kiểm soát cảm xúc và cân bằng cuộc sống
là hai kỹ năng quan trọng trong xã hội ngày nay, khi con người ngày càng
phải chịu nhiều áp lực từ việc kiếm sống, xây dựng gia đình và định
hướng nghề nghiệp…
Tại sao kiểm soát cảm xúc và cân bằng cuộc sống hiện tại lại quan trọng với tương lai của bạn như vậy?
Quá khứ và hiện tại chính là nền tảng
của sự phát triển trong tương lai. Bạn không thể thay đổi quá khứ, bạn
chỉ có thể sống tốt với hiện tại từ đó tạo nên một tương lai tươi đẹp
hơn mà thôi. Hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra khi cuộc sống hiện tại của
bạn là chuỗi ngày không có cảm xúc, chán nản, thiếu lý tưởng sống, không
phương hướng không mục tiêu?
Tưởng tượng nhé. Mỗi người đều có một
quỹ thời gian như nhau trong cuộc đời mình, việc sử dụng thời gian tạo
nên sự khác biệt về tính cách và số phận của họ. Nếu thời gian của bạn
hầu hết chỉ bao gồm chán nản, mệt mỏi, bế tắc…thì bạn đã lãng phí rất
nhiều trong cuộc đời của mình. Những người thành công là những người
không bao giờ dành chỗ cho thời gian chết: họ tận dụng tất cả để cải tạo
cuộc sống của mình thay vì ngồi ngán ngẩm nhìn chúng.
Bên cạnh đó, một số người vì quá dốc sức
vào công việc mà mất cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi, không còn
thời gian cho việc chăm sóc bản thân, lắng nghe cơ thể mình lên tiếng.
Họ đâm ra bị stress, áp lực, khủng hoảng. Đây quả thực là điều tồi tệ
khi bạn cứ lao đi như một mũi tên mà không cần biết là mình đang đi đâu,
muốn gì, nghĩ gì…
Một vài lời khuyên từ DeltaViet là bạn
nên tham gia các lớp yoga, đọc sách vào cuối tuần, dành thời gian cho
việc đi uống cà phê với bạn bè, tập một thói quen giải trí lành mạnh nào
đó…, bạn sẽ lấy lại được cân bằng cho cuộc sống. Hãy dành những khoảng
lặng cho góc riêng trong tâm hồn để thư thái hơn, nhẹ nhõm hơn.
Điều quan trọng là bạn nên nhận thức đây
là một kỹ năng và bạn phải học hỏi, rèn luyện chứ không thể hình thành
trong chốc lát. Và bạn cảm nhận được suy nghĩ thực vào thời điểm hiện
tại của mình.
Bây giờ trả lời một cách thành thật nhé: Bạn ổn chứ?
Nguồn: deltaviet
Nguồn: deltaviet
Sunday, October 27, 2013
Bạn có mục tiêu không? Bạn làm gì để đạt được mục tiêu đó?
“Bạn từ đâu tới không quan trọng. Tất cả những gì quan trọng là bạn đang đi đâu”.
(Brian Tracy)
Con người sống không thể không
có mục tiêu. Như một hành trình, bạn phải biết bạn đang đi đâu và muốn
tới nơi nào. Nếu bạn cứ lang thang từ năm này qua tháng khác trên đường
đời, cuộc sống của bạn sẽ rơi vào hai chữ “vô nghĩa” và như vậy, thật
đáng tiếc và đáng buồn cho những người như thế.
Nắm rõ được mục tiêu là điều quan trọng
thứ hai bạn cần đạt được trong chuỗi câu hỏi hoạch định cuộc đời. Và chúng tôi không chỉ nhắn nhủ bạn hãy đề ra mục tiêu cho mình, mà còn
phải biết cách lập kế hoạch một cách khoa học để hoàn thành nó nữa.
Vì sao chúng ta luôn dậm chân tại chỗ, dù biết đích đến là gì?
Hãy nghĩ về chuyện học ngoại ngữ là
chuyện muôn thuở của tất cả mọi người. Trong thời đại ngày nay, học
ngoại ngữ đã trở thành một xu thế tất yếu nếu bạn muốn có một công việc
tốt, lương cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp, blah blah…
Ai cũng biết điều này. Quá rõ. Mọi người đổ xô đi học ngoại ngữ. Hoặc để nó vào danh sách mục tiêu của mình.
Bạn cũng là một trong số đó. Hoặc đã từng là một trong số đó.

Chúng ta có rất nhiều lý do để học ngoại
ngữ, rất nhiều hăng hái, có đủ điều kiện để học ngoại ngữ. Mọi người
thường khuyên là hãy viết mục tiêu ra giấy, rồi dán lên tường và bạn sẽ
có động lực để thực hiện. Bạn cũng làm một tờ giấy note tương tự, tuy
nhiên…
6 tháng trước, bạn đã hồ hởi đăng ký một
lớp học tiếng Anh để thi bằng TOEIC. Và bây giờ thì sao? Bạn vẫn chưa
thi được chứng chỉ này và đang ngồi lật lật từng bài tập trong đó với vẻ
miễn cưỡng, tiếc nuối!
Kết cục là bạn chẳng học được gì ra hồn
và cứ mãi trăn trở về những mục tiêu của mình trong suy nghĩ. Bạn chia
sẻ chán chê với bạn bè, quyết tâm hùng hồn với bố mẹ, cam kết đủ điều
với bản thân…rồi bạn rời bỏ mục tiêu của mình với những lý do hết sức vớ
vẩn, kiểu như “mình không có thời gian, việc này cũng chưa gấp lắm,
thôi để lúc nào thực sự thong thả hẵng học…”
Sai lầm của bạn là có mục tiêu mà không biết cách lập kế hoạch một cách khoa học, rõ ràng.
Trước khi học, bạn đã trả lời những câu hỏi như thế này chưa:
- Bạn học ngoại ngữ để làm gì: Xin việc hay du học? Hay chỉ học theo trào lưu? Hay cứ học đấy rồi tính sao?
- Bạn có mục tiêu cụ thể cho việc học ngoại ngữ: Đạt được bao nhiêu điểm cho bài thi, kỹ năng có được sau khi học?
- Bạn đã có kế hoạch cụ thể: Ngày nào, tháng nào bạn sẽ học? Mỗi ngày bạn sẽ học những gì? Bạn có thể ước chừng bao lâu thì bạn sẽ đạt được mục tiêu?
Việc học ngoại ngữ chỉ là một ví dụ nhỏ
cho hàng trăm, hàng ngàn mục tiêu chúng ta đặt ra mỗi ngày, mỗi giờ,
trên thế giới này. Đừng để mục tiêu của bạn chỉ là những hình ảnh đẹp
lung linh và tồn tại trong ý nghĩ làm vật trang sức. Hãy cụ thể hóa nó
và bắt tay vào hành động!
Thực ra, việc lập kế hoạch cho mục tiêu
chẳng có gì khó, chỉ cần bạn nắm được phương pháp mà thôi: phương pháp
đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu.

Mô hình SMART
Những ai đã tham gia Hành trình Delta
Trực tuyến đều quá rõ về mô hình này rồi phải không? Trong bài viết này,
chúng tôi chỉ giới thiệu sơ bộ về phương pháp này để bạn có thể ứng
dụng một cách hiệu quả cho việc đặt mục tiêu của mình:
SMART là mô hình đặt mục tiêu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trên thế giới, viết tắt của các từ:
S: Specific: cụ thể.
Mục tiêu của bạn phải cụ thể (ví dụ như: lấy được bằng ngoại ngữ TOEIC
chứ không phải là lấy được một chứng chỉ ngoại ngữ chung chung)
M: Measurable: Đo lường
được. Đo lường mục tiêu bằng những con số cụ thể giúp bạn hình dung ra
đích đến của mình và dễ dàng đặt nó trong kế hoạch (ví dụ lấy được chứng
chỉ TOEIC 650 điểm)
A: Attainable: Có khả
năng đạt được. Đối chiếu năng lực của bạn và mục tiêu bạn hướng tới.
Liệu với lòng quyết tâm + thời gian + phương pháp đúng, bạn có thể đạt
được nó hay không? Đây là một khâu rất quan trọng vì nếu bạn đặt mục
tiêu quá cao, bạn tự gây ra áp lực cho mình mà những việc làm của bạn sẽ
vô ích vì bạn không bao giờ đạt được mục tiêu đề ra; ngược lại đặt mục
tiêu quá thấp so với năng lực thật sự sẽ khiến bạn chẳng bao giờ phát
triển được vì bạn chỉ cố gắng để đạt được những điều quá đơn giản, không
cần mất nhiều công sức.
R: Relevant: Hợp lý.
Liệu mục tiêu đó có đáng để bạn theo đuổi không? Đừng để tâm theo đuổi
những cái đích vô bổ, không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của bạn. Bạn
chỉ có một cuộc sống thôi và đừng lãng phí nó.
T: Time-bound: Thời hạn
bạn đạt được mục tiêu. Hãy đặt deadline cho mục tiêu của bạn. Nếu không
có thời hạn cụ thể, bạn sẽ không hoạch định được mục tiêu đó sẽ được
thực hiện trong bao lâu và cần phải làm gì với nó. Khi có hạn mức, bạn
sẽ có nhiều động lực (kể cả áp lực) để hoàn thành mục tiêu của mình.
Nhìn qua thì có vẻ đơn giản nhỉ. Bạn sẽ nghĩ là “làm sao chỉ có từng ấy chữ cái mà mô hình đó lại hữu ích đến vậy?”
Vậy thì còn chờ gì nữa. Hãy nghĩ về mục
tiêu sắp tới của bạn. Thiết kế nó theo mô hình trên. Bạn sẽ thấy được sự
linh diệu khi trình bày mục tiêu của mình một cách có hệ thống như thế.
Quan trọng là với mô hình này, bạn sẽ xác định và cụ thể hóa được mục
tiêu của mình, đây là khởi đầu rất quan trọng cho mọi đích đến!
Bạn đã thiết kế xong chưa? Chúng tôi chắc rằng bạn sẽ muốn chia sẻ với mọi người về mục tiêu của mình đấy!
Bạn nghĩ mình là ai?
Vì sao bạn cần trả lời câu hỏi này trong chương trình Hoạch định cuộc đời? Nó có tầm quan trọng như thế nào?
Trước hết hãy đọc câu chuyện ngụ ngôn dưới đây nhé:
Chuyện kể rằng, Sư Tử là con vật mạnh
nhất trong rừng nên được các con vật ngấm ngầm mệnh danh là chúa sơn
lâm. Một ngày, Cáo đến gặp Sư Tử và vỗ ngực tự xưng mình chính là Chúa
sơn lâm của khu rừng này. Sư Tử giận lắm “thật là to gan, sao ngươi
dám thừa nhận như thế?” Cáo điềm tĩnh nói với Sư Tử rằng mình có bằng
chứng hẳn hoi và bảo Sư Tử đi theo Cáo.
Sư Tử đi theo sau Cáo, hai con vật đi
đến đâu, những loài vật khác thấy Sư Tử đều bỏ chạy đến đấy. Cáo vỗ ngực
đắc chí nói rằng “thấy chưa, loài vật nào cũng sợ tôi, thấy bóng dáng
tôi là chạy khiếp vía, như vậy tôi là Chúa sơn lâm rồi.” Sư Tử thấy quả
đúng như vậy, liền lẳng lặng rút lui và nhường lãnh thổ mà mình từng
vùng vẫy bấy lâu để lại cho Cáo.
Bạn thân mến,
Bạn nghĩ qua câu chuyện trên muốn nói gì với bạn?
Vì sao Sư Tử có sức mạnh bá chủ muôn
loài lại chịu nhường giang sơn cho Cáo, chỉ vì một mẹo nhỏ hết sức ranh
mãnh mà Cáo tạo nên?
Bản chất sâu xa là Sư Tử không hiểu được
sức mạnh và tầm ảnh hưởng mình có được, nên nghĩ rằng sự khiếp sợ của
muôn loài là do Cáo gây ra chứ không phải mình, vì mình đi sau Cáo.
Không hiểu được sức mạnh và nội lực bản
thân là một trong những nguyên nhân gây ra những sai lầm trong cuộc sống
mỗi người, mà có khi bạn phải trả giá đắt.

Bạn và mọi người nghĩ bạn là “táo”, nhưng thực sự…
Nhà triết học lỗi lạc Aristotle đã nói
một câu rất đúng rằng “knowing yourself is the beginning of all wisdom”
(hiểu rõ bản thân bạn chính là khởi đầu của mọi sự khôn ngoan). Vì vậy
hiểu rõ bản thân chính là nền tảng cốt lõi cho mọi khởi đầu, bất kể bạn
đang ở đâu, và muốn đi đến nơi nào…
Ừm, dừng lại một chút…Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không hiểu rõ bản thân – điểm yếu, thế mạnh, sở thích, đam mê?
Khi bạn không hiểu rõ bản thân trong tình yêu
Rất nhiều chuyện tình đã diễn ra và kết
thúc chẳng lấy làm tốt đẹp trên thế giới này, và một trong những nguyên
nhân phổ biến là: không hiểu nhau, ngộ nhận giữa nhiều cảm xúc gần với
tình yêu, một trong hai người phản bội…Những nguyên nhân này đều có
nguồn gốc sâu xa là bạn không hiểu bản thân mình. Khi không hiểu rõ cảm
xúc của bản thân, bạn dễ bị cảm xúc của người khác chi phối và đáp trả
tình cảm này bằng một tình cảm mà bạn nghĩ rằng đó là yêu. Không hiểu rõ
bản thân, bạn rất khó để hiểu mình thích gì, thực sự mong muốn điều
gì…do đó, một số người làm bạn dễ chịu, có hình tượng tốt dễ trở thành
đối tượng tình cảm bạn hướng đến, nhưng khi yêu nhau một thời gian, bạn
sẽ nhận ra rằng tất cả đều là do bạn nhầm lẫn giữa những cảm xúc mà bạn
cho là tình yêu. Những bạn gái dễ rơi vào trường hợp này hơn vì sự bị
động và bản chất dễ xiêu lòng trước tình cảm của người khác, khi hướng
đến một mối quan hệ đôi khi bạn cũng không hiểu tình cảm thực sự bạn
dành cho họ là gì.
Hậu quả tệ hại nhất thường thấy là những cuộc hôn nhân khởi đầu tốt đẹp song đổ vỡ về sau.
Công việc, ngành nghề bạn đang theo học – nếu bạn không hiểu bản thân mình:
Việc không hiểu rõ sở thích, đam mê, sở
trường của bản thân dẫn đến chọn nhầm ngành nghề của các bạn trẻ hầu như
đã quá quen thuộc với chúng ta. Vì sao lại có thực trạng này và dù biết
hậu quả của nó chúng ta cũng không thể nào cải thiện được tình hình?
Có vẻ như tầm quan trọng của việc thấu
hiểu, đánh giá nhìn nhận bản thân vẫn chưa được nhiều người chú ý đến,
và chúng ta cứ đổ lỗi cho giáo dục ở nhà trường, gia đình mà ít ai chịu
nghĩ rằng nguyên nhân chủ yếu còn do bản thân chúng ta chưa thực sự có ý
thức tìm hiểu chính bản thân mình. Vì sao cùng một nền giáo dục, cùng
chịu ảnh hưởng của những bậc cha mẹ có tư tưởng giống nhau nhưng ý thức
và tương lai giữa các học sinh, sinh viên là không giống nhau?
Một câu chuyện thường được các sinh viên
truyền tai nhau đó là tình huống dở khóc dở cười khi các bạn đi phỏng
vấn xin việc. Khi nhà tuyển dụng hỏi “điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
Vì sao bạn muốn làm công việc này?”, không ít bạn lúng túng, trả lời
lan man, lệch trọng tâm (đặc biệt những bạn chưa có kinh nghiệm phỏng
vấn và lần đầu tiên được hỏi câu này).
Từ thực trạng trên, chúng ta lại biết
được nhiều câu chuyện đáng buồn khác là nhiều người làm trái ngành trái
nghề mình học, chỉ để kiếm kế sinh nhai qua ngày, và đáng buồn hơn là
làm những công việc không xứng với năng lực và trình độ học vấn mà họ có
và nhận những mức lương còm cõi chỉ để thoát khỏi tình trạng thất
nghiệp! Trong khi bạn cùng khóa bè họ có một công việc lương cao, đúng
năng lực, trình độ, nhiều người chấp nhận một cuộc sống mờ nhạt, an toàn
và làm những công việc “dễ làm”, dù họ có thể làm tốt hơn thế. Sâu xa
hơn, hiện trạng này báo động sự lãng phí chất xám và mất cân bằng lượng
lao động giữa các ngành nghề.
Chỉ xuất phát từ việc không hiểu rõ bản thân.
Hiểu rõ bản thân, bạn sẽ ý thức được
điều mình mong muốn và luôn hướng tới ước mơ của bạn. Hiểu rõ bản thân
chính là trả lời cho câu hỏi “bạn đang ở đâu, bạn muốn đi tới đâu và bạn
sẽ đi bằng gì?” – Khởi đầu cho mọi sự hoạch định.
Hiểu rõ bản thân khẳng định cái Tôi cá
nhân và giúp bạn tự chủ trong mọi hoàn cảnh. Khi bạn hiểu bạn là người
như thế, thích điều này ghét điều kia, bạn mới biết nên làm gì và hành
động như thế nào để có kết quả tốt nhất cho bản thân mình.
Bây giờ là phần của bạn: Đọc lại câu trả lời mà mình đã viết ra và chia sẻ cho mình cùng mọi người biết ở bên dưới nhé, nếu bạn tự tin
Friday, October 25, 2013
6 bài học nghề nghiệp cho tuổi 20
Cuộc đời không phải là một đường thẳng, bạn không thể tự mình làm tất cả mọi việc, hãy tự nhận sai lầm khi phạm lỗi, tìm kiếm người giúp đỡ…
Tuổi 20 là quãng thời gian mà hầu hết mọi người bắt đầu sự nghiệp của mình. Nắm vững những bài học về nghề nghiệp cần thiết cho lứa tuổi này. Dưới đây là 6 bài học nghề nghiệp cho tuổi 20, đặc biệt là phái nữ, mà bà Debora Spar, Chủ tịch Đại học Barnard, Mỹ, chia sẻ trong một cuốn sách mới xuất bản:
1. Cuộc đời không phải là một đường thẳng
Nhiều phụ nữ, nhất là những phụ nữ trẻ tuổi mới bắt đầu sự nghiệp, thường có xu hướng tin rằng, nếu đưa ra được những quyết định đúng đắn, bạn sẽ có được một con đường cụ thể, dễ dàng, không trở ngại để đi tới thành công. Tuy nhiên, theo bà Spar, phần lớn những người thành công mà bà biết đều không thể biết được họ sẽ đạt tới vị trí nào trong sự nghiệp về sau của họ ngay từ khi mới bắt đầu sự nghiệp.
“Cuộc sống đi theo một đường zigzag khó đoán biết. Bạn thực sự không đoán trước được cuộc đời bạn sẽ diễn biến như thế nào. Hãy tìm những công việc mà bạn cảm thấy hứng thú. Rất có thể, bạn sẽ không yêu công việc của mình khi bạn 24 tuổi. Trên thực tế, hầu hết mọi người đều không có được công việc như mơ của mình vào lúc họ 24 tuổi”, bà Spar nói.
Tuy nhiên, khi đối mặt với những thách thức trong cuộc sống hay sự nghiệp, điều quan trọng là bạn không làm điều gì bất ngờ hoặc hấp tấp. Thay vào đó, bà Spar gợi ý bạn nên thử xác định xem điều gì làm bạn quan tâm nhất, thứ mà bạn giỏi nhất, những khao khát khác mà bạn có thể có, rồi từ từ thay đổi. Nếu bạn quyết định có sự thay đổi lớn trong sự nghiệp, chẳng hạn chuyển từ lĩnh vực này sang một lĩnh vực khác, hãy tới những cuộc phỏng vấn cho dù chưa chắc bạn thực sự hứng thú với vị trí ứng tuyển. Cách này sẽ giúp bạn có cơ hội để mài giũa các kỹ năng phỏng vấn và xác định chắc chắn xem bạn có động lực thực sự như thế nào cho vị trí mới này.
2. Bạn không thể tự mình làm tất cả mọi việc
Không một ai có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Đó là một vấn đề hết sức đơn giản. Bà Spar tin rằng, nhiều người, nhất là phụ nữ, đã sai lầm khi cho rằng mình có thể có tất cả và cũng có thể làm tất cả.
“Đó là một bí mật và là một bí mật nguy hiểm”, bà Spar nói. “Tôi muốn khuyến khích tất cả những phụ nữ trẻ nghĩ về cách đưa ra các lựa chọn, vì cuộc đời gắn với các lựa chọn”, bà đưa ra lời khuyên. Khi đã đi theo một lựa chọn nào đó, thì bạn phải nói “không” với những thứ khác. Phụ nữ thường gặp rắc rối chỉ vì họ muốn ôm đồm quá nhiều việc.
“Tôi đã phát hiện ra rằng, nói không sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với nói có thể. Có thể là thứ sẽ đưa bạn tới rắc rối. Có thể là thứ khiến bạn cảm thấy có lỗi, lo lắng và buồn khổ”, bà Spar nói.
3. Biết nhận lỗi của mình
Không ai trong chúng ta, cả phụ nữ và nam giới, sẽ không bao giờ mắc lỗi, thậm chí là sẽ mắc lỗi một cách khá thường xuyên. Lý tưởng nhất, lỗi của bạn mắc phải chỉ là lỗi nhỏ, có thể sửa chữa được. Nhưng trong một số trường hợp, bạn phạm phải lỗi lớn và không thể tự mình khắc phục. Tuy nhiên, thay vì cảm thấy suy sụp và mất niềm tinh, hãy dũng cảm đứng lên thừa nhận sai lầm, hỏi mọi người xem bạn có thể khắc phục bằng cách nào, rút kinh nghiệm và tiếp tục bước đi.
“Phạm sai lầm không khiến bạn thất bại. Mắc lỗi chỉ có nghĩa là mắc lỗi. Cảm thấy thoải mái với sai lầm và hãy sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình”, bà Spar đưa ra lời khuyên.
4. Tìm kiếm người hỗ trợ
Quan điểm mà bà Spar đưa ra trong cuốn sách của mình là, những người phụ nữ trẻ không chỉ nên tìm kiếm những người có thể chỉ bảo mình mà còn nên tìm kiếm cả những người có thể hỗ trợ mình. Đây sẽ là những người luôn sẵn sàng cho bạn lời khuyên, đồng thời quan tâm tới việc thúc đẩy sự nghiệp của bạn. Nếu bạn không có sẵn những mối quan hệ như vậy, hãy nỗ lực tìm kiếm và tích cực tìm kiếm sự phản hồi của mọi người.
Bản thân bà Spar là một người có nhiều thành công trong sự nghiệp. Bà có 5 người chỉ bảo và giúp đỡ. Họ thường xuyên là người chỉ ra cho bà những sai lầm và giúp bà rút ra kinh nghiệm quý báu từ đó.
5. Đừng biến những chuyện ở cơ quan thành chuyện cá nhân
Trong sự nghiệp của mình, ai cũng có lúc phải đối mặt với sự chỉ trích. Ai cũng có những ngày tồi tệ, nhưng hãy cố gắng ở mức nhiều nhất có thể để giữ thái độ bình tĩnh và hơn cả là đừng biến những chuyện ở công sở thành vấn đề cá nhân.
“Mọi người đều có lúc có cảm giác thất bại. Nhưng chẳng có ai hoàn hảo cả. Nếu may mắn, chúng ta sẽ có những khoảnh khắc hoàn hảo trong đời, có thể là những ngày hoàn hảo, có thể là một bữa ăn hoàn hảo”, bà Spar nói. “Nếu chúng ta đặt ra tiêu chuẩn về sự hoàn hảo, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được điều đó”.
6. Làm tốt việc của mình
Nếu bạn là một phụ nữ, rồi cũng sẽ có lúc bạn có cơ hội được thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, với điều kiện là bạn làm được tốt công việc của mình. Các mối quan hệ của bạn có tốt đến đâu cũng khó lòng bù đắp được nếu bạn không làm tốt công việc. Bởi vậy, hãy nhìn nhận công việc với một thái độ nghiêm túc, cho dù đó không phải là công việc trong mơ của bạn, rèn luyện để làm tốt công việc đó, và đây chính là nhân tố quan trọng nhất định hình thành công của bạn.
Nguồn: Dân Trí
10 điều giới trẻ hay lãng phí
Không đọc sách:
Không có sách, lịch sử câm lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt,
tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ
thú trên khắp thế giới. Thật phí nửa cuộc đời cho những ai chưa bao giờ
biết đọc sách là gì”.
Sức khỏe:
Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại và sức sống tràn trề đang có. Họ làm
việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ,… Cứ như thế, cơ
thể mệt mỏi và lão hóa nhanh. Khi về già, cô níu kéo sức khỏe thì đã
muộn”…
[Video] Khi bạn là một đứa trẻ - Think when you were a kid!
Hãy suy nghĩ như khi bạn là một đứa trẻ:
Khi bạn còn nhỏ, mọi chuyện với bạn đều có thể xảy ra
Khi choàng chiếc khăn trên vai, và bạn thành siêu nhân
Lấy cây chổi của mẹ và cưỡi lên nó, bạn trở thành phù thủy
Bạn trèo lên cây mà không có bất cứ suy nghĩ nào, chỉ đơn giản là bạn làm được điều đó.
Bạn có ý tưởng và bạn thực hiện được nó, bởi vì bạn có niềm tin
Bạn từng như vậy: Sáng tạo với niềm tin vào chính mình
Nhưng khi LỚN LÊN mọi thứ dường như có điều gì đó KHÁC BIỆT
Khi bạn trượt trong một kỳ thi, bạn sẽ nghĩ “Mình sẽ CHẲNG BAO GIỜ LÀM ĐƯỢC”
Khi bạn muốn bắt tay vào kinh doanh, bạn sẽ lại nghĩ “Mọi chuyện KHÔNG DỄ DÀNG ĐÂU”
Khi bạn đã thực sự kinh doang rồi, thì bạn lại nhận được lời khuyên “ĐỪNG BAO GIỜ MẠO HIỂM”
Rồi sau đó, bạn có một ý tưởng tuyệt vời, có thể giúp được mọi người, thì lại có ý nghĩ đến với bạn rằng “Mình KHÔNG CHẮC CHẮN LẮM”
Bạn vẫn đầy sáng tạo nhưng lại kèm theo NHIỀU HOÀI NGHI
Và sau vài năm đó, bạn thấy ai đó có cùng ý tưởng với bạn, điều gì khiến người đó khác biệt với bạn?
Đó chính là HÀNH ĐỘNG, phải, anh ấy đã HIỆN THỰC HÓA ý tưởng của mình
Anh ấy đã là doanh nhân trẻ triển vọng của năm, chính những HÀNH ĐỘNG của anh ấy đã khiến cho mọi người biết đến
Và rồi bạn bắt đầu suy nghĩ “ƯỚC GÌ vài năm trước, bạn cũng LÀM điều đó”
Hãy SUY NGHĨ như khi bạn vẫn là MỘT ĐỨA TRẺ
Nếu bạn có bất cứ Ý TƯỞNG nào, thì bạn có HÀNH ĐỘNG hay không???
Nếu như lúc đó bạn TIN TƯỞNG, không bao giờ là quá muộn… bạn chỉ cần có Ý TƯỞNG và KHIẾN NÓ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC mà thôi
Bạn vẫn CÓ THỂ… nếu bạn TIN TƯỞNG…
SÁNG TẠO bắt nguồn từ NIỀM TIN
Thursday, October 24, 2013
9 việc đừng bao giờ làm.
Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội nói một từ dịu dàng, tử tế…
Không bao giờ. Đây là một từ vừa mang nghĩa tiêu cực lẫn tích cực. Có một số việc bạn đừng bao giờ thử đến, nhưng… 9 việc dưới đây thì khác:
Không bao giờ. Đây là một từ vừa mang nghĩa tiêu cực lẫn tích cực. Có một số việc bạn đừng bao giờ thử đến, nhưng… 9 việc dưới đây thì khác:
1. Đừng bao giờ ngừng việc tìm thú vui, niềm vui trong cuộc sống:
Niềm vui ở đây không cần thiết quá phức tạp hay cầu kỳ. Có được niềm vui không cần thiết bạn phải tiêu tiền và cũng không cần tốn nhiều thời gian cho nó. Niềm vui có được từ những điều nhỏ nhặt nhất và ở xung quanh chúng ta. Niềm vui sẽ giúp bạn tươi tắn hơn, làm việc hiệu quả hơn.
2. Đừng bao giờ đối xử với bạn tốt hơn với gia đình:
Đa số chúng ta cho rằng: giả dụ như mình có điều gì đó xấu, khó nghe hay cư xử kém với những thành viên trong gia đình thì vẫn không sao, do họ sẽ dễ dàng tha thứ và bỏ qua vì họ có sẵn tình thương yêu, ràng buộc và máu mủ. Điều này là không chấp nhận được, vì tại sao bạn lại cố khéo léo dùng lời lẽ tế nhị, văn minh với bạn bè, khách hàng đồng nghiệp… lại thô lỗ với người trong gia đình? Bất kỳ ai cũng bị tổn thương tình cảm như nhau và hãy nhớ rằng bạn sống đời với gia đình mình nhiều hơn với bạn bè.
3. Đừng bao giờ tỏ ra mình là một “người biết tất cả”:
Thật khó chịu và phiền hà khi giao tiếp và làm việc với người lúc nào cũng cho là mình đúng hay biết tất cả. Không thể nào làm việc được với một người họ nghĩ mình luôn luôn đúng và vì thế dù bạn giỏi giang và tường tận sự việc tới đâu cũng phải biết lắng nghe từ người khác và trao đổi hai chiều.
4. Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội nói một từ dịu dàng, tử tế:
Bạn cảm thấy thế nào khi nhận được những lời nói, từ ngữ dịu dàng dễ nghe và nghĩ rằng người khác cũng mong điều đó ở bạn. Hãy bắt đầu bằng những từ dịu dàng nhất như “cảm ơn, xin lỗi”…
5. Đừng bao giờ ngừng học hỏi:
Tiếp tục học hỏi, trau dồi tìm kiếm những nguồn thông tin mới, kỹ năng hiện đại, là điều quan trọng. Bạn sẽ cảm thấy mình giá trị hơn, có ích lợi hơn trong cuộc sống. Học hỏi không có nghĩa là bạn cần đăng ký một khóa học mà là học hỏi, góp nhặt những kiến thức mới từ khắp mọi nơi, có thể từ sách báo, các nguồn thông tin, bạn bè, các buổi thảo luận, các cuộc hội thảo…
6. Đừng bao giờ quên chăm sóc cho chính mình:
“Đừng bao giờ quên đeo mặt nạ khí ôxy cho bạn trước tiên” là câu nhắc nhở thường xuyên trên các chuyến bay hãy giúp chính mình được an toàn. Vừa nghe qua có thể thật ích kỷ, nhưng bạn hãy nghĩ xem làm thế nào mà bạn có thể làm một người vợ tốt, một người mẹ hiền chăm sóc chồng con chu đáo nếu bạn không có đủ sức khỏe lo cho chính mình.
7. Đừng bao giờ than phiền chồng/vợ bạn trước mặt mẹ chồng/vợ bạn:
Đây là một điều cấm kỵ cho dù bạn rất thân tình với mẹ chồng/vợ. Sẽ xảy ra rất nhiều chuyện nhiêu khê trong vấn đề này. Ngược lại, nếu có thể, hãy khen ngợi chàng/nàng trước mặt họ vì đó cũng là một lời khen gián tiếp đến bà ấy đã có công ban tặng bạn một người bạn đời lý tưởng.
- Nếu như bạn có chút bực bội về chồng/vợ hãy tâm sự cùng một người bạn thân, bạn sẽ nhận được một số lời khuyên tốt cũng như sự thông cảm và chia sẻ.
8. Đừng bao giờ ngồi yên khi cơ hội đến với bạn:
Theo ông Andy Andrews, tác giả quyển sách Seven Decisions That Determine Personal Succen cho biết: “Khi chúng ta lâm vào hoàn cảnh hay thời kỳ khó khăn, chúng ta có khuynh hướng co cụm lại mà không biết rằng hơn lúc nào hết bạn cần sự động viên, khuyến khích, những cơ hội mới hay có những ý kiến giúp đỡ… Những thứ đó có từ chính những người xung quanh bạn”.
- Hãy bắt đầu từ những kế hoạch nhỏ nhất, bạn muốn đạt được cái gì, làm thế nào bạn đạt được. Hãy tham vấn những người có thể hỗ trợ bạn được thành công và hãy biết nắm bắt cơ hội kịp thời.
9. Đừng bao giờ lơ là hay cho qua những linh cảm:
Đó là những cảm giác thật đặc biệt từ bên trong… nó không tên, không xác định được và những linh cảm này là công cụ mạnh mẽ nhất hỗ trợ việc đưa ra những quyết định lớn.
Đó là những tín hiệu ngắn ngủi, nhắn gửi bạn một điều gì đó, vì vậy bạn hãy tự hỏi mình linh cảm đó nhắn gửi bạn những ý gì trước khi có một quyết định quan trọng.
Nguồn: Petalia
Wednesday, October 23, 2013
Bao nhiêu năm rồi làm gì và được gì...
Làm một người đàn ông, trong cuộc đời không ai dám chắc chắn mình sẽ không gặp thất bại trên con đường sự nghiệp, một vài thất bại có thể giúp chúng ta trưởng thành trong suy nghĩ và hành động, nhưng có một số người luôn gặp trắc trở và thất bại trong cuộc sống, khi đó họ lại đổ lỗi cho số phận . Liệu số phận có thay đổi được không khi thất bại liên quan trực tiếp đến tính cách của chính mình?
1. Không có khả năng
Có người đã nói: Tiền bạc ở xung quanh chúng ta, có điều tay người nào dài hơn thì sẽ với tới trước. Điều đó đã được khẳng định như một chân lý. Nếu bạn chỉ làm việc theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" thì sẽ không ai muốn mở hầu bao ra cho bạn cả.
2. Không biết kết giao với bạn bè
Có một điều dễ nhận thấy ở những người thành đạt là chung quanh họ có rất nhiều "chiến hữu" thân thiết còn những người thất bại thì lại không có bạn bè thân thiết. Tại sao một việc đơn giản là tìm và kết thân với một vài người tâm đầu ý hợp mà bạn cũng không làm được? Liệu có phải số phận bắt buộc bạn phải đơn độc không? [ ]
3. Không biết đối nhân xử thế
Một vài nghi thức xã giao đơn giản: nói lời cảm ơn nếu ai đó làm một việc tốt cho mình, một câu xin lỗi với người mà mình đã làm tổn thương tới họ... là nguyên nhân đã đưa bạn đến thất bại. Những người như vậy thì mới gặp mọi người đã không có tình cảm, còn nói chi đến trông cậy sự giúp đỡ của người ta.
4. Không có lòng tin
Đối với người đàn ông, lòng tin đứng ở vị trí số 1 ngay cả khi cuộc đời không mang lại những gì bạn mong ước. Nhưng có một số người không biết được tự tin quan trọng như thế nào nên đã không rèn luyện để có được nó mà còn rơi vào bi quan chán nản trước thời cuộc. Thiếu tự tin càng đẩy bạn đến gần với những thất bại liên tục.
5. Không biết mình là ai
Thật đáng buồn hơn nếu bạn luôn gặp thất bại mà còn muốn tỏ ra mình hơn người bằng cách tự đắc cho rằng mình là "trung tâm của thế giới", những người tinh ý sẽ nhận ra được cái vỏ bề ngoài huênh hoang của bạn đang muốn che đi cái thấp kém bên trong con người mình. Đáng tiếc là càng cố che giấu, càng cố lấp liếm thì càng dễ bị lộ tẩy.
6. Không biết chọn ưu tiên cho cuộc đời
Người ta không ai có thể làm nhiều việc cùng một lúc mà thành công được, như vậy bạn phải biết lựa chọn ưu tiên cho công việc nào cần làm trước. Chẳng hạng bạn đang theo đuổi con đường học hành để sau này có đời sống ổn định, nhưng kinh tế hiện tại đang gặp khó khăn, có người mời bạn hợp tác làm ăn để "kiếm thêm", bạn nghe theo lao vào làm ăn và bỏ dỡ chuyện học hành, như vậy là bạn đã tham cái lợi trước mắt và bỏ lỡ cái lợi lâu dài. Nếu là người đàn ông thành đạt họ không bao giờ làm như vậy.
7. Không biết vượt qua số phận
Những người thất bại rất hay tự lừa dối bản thân mình, đổ lỗi cho số phận thay vì cố gắng thay đổi nó đi. Nếu khi còn trẻ mà bạn phó mặc cuộc đời cho số phận khi khi về già số phận sẽ thay đổi với bạn hay sao?
Nếu bạn là người hay gặp thất bại trong cuộc sống thì hãy phân tích thử các nguyên nhân trên xem có ứng với mình hay không và hãy tự hoàn thiện mình khi phía trước còn rất nhiều cơ hội.
[theo World of Women]
Luật Hấp Dẫn.
Tôi vô tình biết đến luật hấp dẫn qua 1 người bạn đại học, hồi đó tôi sống theo "dòng đời xô đẩy". Không đúng ý mình thì chỉ biết than "zời ơi"...các kiểu, được thằng bạn copy cho 1 video luật hấp dẫn. Xem xong tôi vẫn chưa đúc rút đc mấy, rồi tôi tìm hiểu thêm các tài liệu khác, dần thì cũng quen, cuộc sống bắt đầu hơi theo ý mình. Từng chút từng chút một.
Cái này đòi hỏi bạn phải kiên trì và tìm tòi thêm rất nhiều, chứ ko "hấp dẫn" ngay được.
Mỗi sớm mai thức dậy hãy tự nói với mình rằng: "ngày mới tốt lành, mọi chuyện đều ổn" hay 1 câu khích lệ nào đó. Chỉ là 1 câu nói nhưng cũng phần nào giúp ngày làm việc đó của bạn tốt đẹp hơn. Tin tôi đi
Đọc mãi thì cũng chỉ là lý thuyết suông,
Nào,
Bắt tay thực hành luôn.
Chúc các bạn có đc điều mình muốn.
BẢN THU GỌN CỦA LUẬT HẤP DẪN
Subscribe to:
Posts (Atom)
Popular Posts
-
Như mình đã nhắc đến ở phần làm việc thông minh, hiệu suất làm việc được gia tăng một phần rất lớn là thuộc về khả năng tư duy hiệu quả. Ở ...
-
Hiểu Biết và Làm Chủ Nghệ Thuật Ra Quyết Định Ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác "đứng hình" trước một ngã rẽ quan trọ...
-
Bạn đang cảm thấy như thế nào? Rất vui? Buồn? Bình thường? Chẳng có gì đặc biệt? Mệt mỏi? Những câu hỏi dưới đây kiểm tra mức độ hạnh ...